Bạn đã hiểu rõ về PESO – Mô hình nâng cấp từ bộ ba PAID – OWNED – EARNED hay chưa?

Từ trước đến nay, bộ ba Paid – Owned – Earned (POE) luôn được biết đến giống như là “chiếc kiềng ba chân” làm bệ phóng cho sự thành công của mỗi chiến dịch marketing. Tuy nhiên, khi mà hoạt động marketing đang thay đổi chóng mặt với sự bùng nổ của mạng xã hội và các kênh digital, “bộ ba” này dần trở nên lỗi thời và không đem đến hiệu quả như lúc trước. Chính vì vậy mà mô hình PESO ra đời như là một giải pháp nâng cấp giúp marketer thích nghi trước những thay đổi này.

Tại sao PESO lại xuất hiện?

Trong quá khứ, PR và Marketing từng là hai lĩnh vực riêng biệt với những đối tượng và đối tác làm việc khác nhau. Thế nhưng với sự xuất hiện của Digital Marketing và mạng xã hội, một hình thái phân phối nội dung mới xuất hiện khiến cho mô hình POE (Paid, Owned, Earned) không còn khớp với thực tế. Bên cạnh đó sự phân biệt giữa PR và Marketing cũng không còn rạch ròi như trước, PR cũng dần trở thành một phần trong chuỗi hoạt động Marketing khiến các nhà tiên phong trong ngành này bắt đầu nhìn nhận lại mô hình POE. 

Mô hình PESO sau khi ra đời nhận được sự đón nhận từ các chuyên gia PR nhưng hầu hết các marketer lại dường như không hay biết đến sự tồn tại của nó mà thường chỉ biết tới POE (Paid, Owned, Earned). Đây là một thiếu sót lớn vì tư duy trong PESO mang lại sẽ có phần thấu đáo hơn rất nhiều so với POE. Chính vì thế hãy cùng Cam đi tìm hiểu về mô hình này.

PESO là gì?

PESO là từ viết tắt của Paid – Earned – Shared – Owned, phân nhóm tất cả các kênh Marketing mà một thương hiệu có thể tiếp cận. PESO toàn diện, chi tiết và hợp thời hơn POE khi nó cho phép marketer nhìn nhận những nỗ lực truyền thông qua 4 lăng kính (thay vì 3) qua đó sắp xếp những kênh đang được sử dụng và xem xét cơ hội sử dụng thêm những kênh khác nhằm đem lại hiệu quả tối ưu nhất.

Hãy cùng tìm hiểu xem PESO khác POE ở những điểm nào nhé:

Dell đã áp dụng mô hình PESO vào chiến dịch Marketing của mình như nào?

Để kết  hợp nhuần nhuyễn 4 loại hình truyền thông nói trên yêu cầu các hoạt động thực hiện phải chặt chẽ với nhau để đảm bảo hiệu quả truyền thông cao nhưng chi phí vẫn giữ ở mức hợp lý. Dell chính là một ví dụ điển hình trong việc sử dụng mô hình PESO để tiếp cận và kết nối hiệu quả hơn với người tiêu dùng.

Trong sự kiện Dell Word 2015, Dell đã lần đầu tiên ra mắt “Chỉ số Tiếp nhận Công nghệ Toàn cầu / Global Technology Adoption Index” (GTAI).

Theo một cái nhìn tổng quan, có thể thấy, với một nội dung có sẵn (GTAI) được đưa ra (owned media), Dell đã sử dụng shared media để phân phối thông tin đó, paid media giúp thông tin lan tỏaearned media để khiến thông tin nổi bật.

Cần lưu ý, có thể mỗi hoạt động trong 4 loại truyền thông là khác nhau, nhưng chúng luôn hoạt động bổ sung nhau vậy nên cần có sự kết hợp mang tính hệ thống giữa các loại hình như cách Dell đã cộng tác chặt chẽ với các agency của họ –  WPP Team Dell – bao gồm các agency như PPR Worldwide về mặt truyền thông, Y&R cho quảng cáo, VML hỗ trợ Digital, Mediacom giúp đặt mua truyền thông và hàng loạt các công ty khác.

Kết 

Có thể thấy, việc áp dụng mô hình PESO đã mang đến những tác động to lớn về tổng thể của một chiến lược truyền thông. Marketing luôn có sự vận động không ngừng vì thế đừng để bản thân bị mắc kẹt ở mô hình cũ mà đánh mất cơ hội vốn chỉ dành cho những người luôn biết nắm bắt và sẵn sàng cho những thay đổi mới

Chia sẻ bài viết ngay

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *