“Đi làm Branding” bằng phương pháp Debranding

Đã bao giờ bạn cảm thấy ngán ngẩm hay thậm chí khó chịu với những thủ đoạn quảng cáo “núp” dưới cái bóng của sự kiện hay chương trình tài trợ? Việc branding cho thương hiệu của mình là cần thiết nhưng cũng là bài toán khó mà các marketer cần giải, ở cái thời đại quảng cáo “rõ như ban ngày” thì không ai quan tâm, còn quảng cáo che đậy thì vướng phải nhiều chỉ trích. Nhiều doanh nghiệp đã giải bài toán này bằng một phương pháp mới: Debranding.

Debranding – nghịch lí xây dựng thương hiệu?

Vâng bạn đoán không sai, “de” trong debranding có nghĩa là loại bỏ. Debranding là hình thức bỏ tên hoặc cả tên và logo trên các sản phẩm trong một chiến dịch marketing. Việc làm này tưởng chừng như là một liều thuốc phản tác dụng, tuy nhiên đã được chứng minh là chiến dịch thành công ở một số logo thương hiệu nổi tiếng như Twitter, Nike, và case study nổi tiếng nhất là câu chuyện “Share a Coke” không hề xa lạ của Coca Cola, khi doanh nghiệp này tung ra hàng loạt sản phẩm thay logo “Coca Cola” thành những tên người phổ biến. Campaign này đã giúp CocaCola tăng 7% lượng sản phẩm tiêu dùng, tăng 870% traffic trên Facebook và hơn 18 triệu lượt ấn tượng trên truyền thông.

Tuy nhiên, sức mạnh của debranding không chỉ được tạo ra nhờ vẻ bề ngoài này. Việc tối giản hóa chỉ là một phần, điều cốt yếu là phải tập trung vào những giá trị cốt lõi thực sự, vào tầm nhìn và sứ mệnh của sản phẩm và thương hiệu. Đó mới chính là chìa khóa xây dựng một thương hiệu bền vững, thịnh vượng và trường tồn, và là cách để một thương hiệu lâu đời có thể tái sinh bằng sự hiện diện mới, thể hiện một sức sống mạnh mẽ hơn.

Vì sao debranding không dành cho tất cả các thương hiệu?

Nếu phương pháp tối giản hóa logo này hay và mới lạ đến thế, tại sao các thương hiệu không đồng loạt biến đổi? Trên thực tế, đã có trường hợp debranding hỏng như của hãng Sony Pictures khi khiến khách hàng lầm tưởng đĩa CD của nhà sản xuất là đĩa lậu do hãng đã lược bỏ đi hoàn toàn logo của mình vốn chỉ bao gồm chữ “SONY”

Debranding không dành cho thương hiệu nhỏ. Đây là điều rất hiển nhiên, vì khi chưa có nhiều người biết đến bạn, ít nhất logo của thương hiệu cũng nên kèm theo tên để người khác biết gọi tên bạn là gì. Chỉ khi thương hiệu của bạn đã trở thành biểu tượng, và việc lược bỏ tên hay biểu tượng logo vẫn khiến người nhìn nhận ra bạn là ai, debranding mới nên là điều đáng được cân nhắc.

Debranding trong tương lai

Tương lai người tiêu dùng không nhất thiết phải chi tiêu ít hơn nhưng họ có khả năng mua ít hơn. Trong thời đại internet, người tiêu dùng thích mọi thứ được kết nối và có liên quan đến nhau. Họ thích đọc báo từ các nguồn khác nhau trên cùng một platform, ví dụ như Facebook. Chính vì vậy, thứ phân biệt các thương hiệu với nhau như việc branding (xây dựng thương hiệu) đang có xu hướng ít quan trọng hơn việc mang mọi thứ và con người đến với nhau. Thay vì thương hiệu, người thật và giọng nói thực sự sẽ trở thành giao diện giữa người tiêu dùng và sản phẩm một lần nữa. Vì vậy, các doanh nghiệp sẽ chú trọng đầu tư phát triển sản phẩm thay vì các chiến dịch marketing tốn kém. Debranding (Tối giản hóa thương hiệu) sẽ là phương pháp được cân nhắc nhiều khi việc branding của các thương hiệu lúc này cần là tối giản hóa chỉ còn những thứ cốt lõi.

Chia sẻ bài viết ngay

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *